Nguyên tác:
“6 THINGS THE MOST PRODUCTIVE PEOPLE DO EVERY DAY”
JUNE 1, 2014 by ERIC BARKER
(Bản dịch nhanh cho ai lười xem bản gốc J)
6 ĐIỀU NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC HIỆU SUẤT CAO LÀM MỖI NGÀY
Bạn có biết bạn thực sự hiệu quả bao nhiêu ngày mỗi
tuần không?
Người
làm việc trung bình 45 giờ một tuần cho rằng có khoảng 17 giờ trong đó là không hiệu quả (Ở Hoa Kỳ:
45 giờ một tuần, 16 giờ được coi là không hiệu quả).
Tất cả chúng ta đều muốn có thể hoàn thành nhiều việc
hơn- thế nhưng chẳng ai trong chúng ta muốn trở thành một người nghiện làm việc
cả.
Thật tuyệt nếu làm được cả tấn công việc và có sự
cân bằng giữa công việc và cuộc sống . Nhưng làm thế nào để chúng ta thực
hiện được điều đó? Tôi quyết định tìm kiếm một số câu trả lời.
Và còn ai để hỏi hay hơn là Tim Ferriss, tác giả của cuốn sách bán chạy quốc tế, “Tuần làm việc chỉ 4 giờ”?
Dưới đây là sáu lời khuyên Tim cung cấp, các căn cứ khoa
học đằng sau giải thích lý do tại sao chúng hữu dụng từ những con người làm việc
hiệu quả nhất xung quanh ta.
1) Quản lý Tâm trạng của bạn
Hầu hết các hệ thống năng suất hoạt động giống như
robot – chúng lơ đi sức mạnh to lớn của cảm xúc.
Nếu bạn bắt đầu một ngày một cách bình tĩnh, rất
dễ dàng để hoàn thành đúng việc và với sự tập trung.
Nhưng khi chúng ta thức dậy và một mớ hỗn độn sẵn
sàng đổ lên đầu ta - chuông điện thoại reo, các email đến, đèn báo cháy bỗng
dưng bật - bạn dành cả ngày chỉ để phản ứng lại.
Điều này có nghĩa bạn đang không cầm lái chiếc xe để
làm việc các ưu tiên mà bạn đang đối phó với những gì được ném vào bạn, bất luận
nó quan trọng hay không.
Còn đây là cách của Tim:
Tôi
cố gắng để có 80-90 phút đầu tiên trong ngày càng ít khác biệt càng tốt. Tôi
nghĩ rằng có một thói quen là cần thiết để cảm thấy kiểm soát chứ không phải là
phản ứng, sẽ làm giảm sự sốt ruột. Do đó nó cũng làm cho bạn hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho thấy bạn bắt đầu một ngày thế nào
có tác động rất lớn đến năng suất và bạn trì trệ hơn khi bạn ở
trong tâm trạng xấu .
Nghiên cứu chứng minh hạnh phúc làm tăng năng
suất và làm cho bạn thành công hơn .
Như Shawn Achor mô tả trong cuốn sách của
ông có tên là “Lợi thế của Hạnh phúc”:
...Bác
sĩ trong tâm trạng tích cực trước khi thực hiện viêc chẩn đoán thông minh và
sáng tạo hơn các bác sĩ trong trạng thái trung tính gần gấp ba lần và họ làm
các chẩn đoán chính xác nhanh hơn 19 phần trăm. Nhân viên bán hàng lạc
quan bán nhiều hơn ở các đồng nghiệp bi quan 56 phần trăm. Sinh viên được
sắp đặt để cảm thấy hạnh phúc trước khi làm các bài kiểm tra thành tích toán học
tốt hơn nhiều so với các bạn đồng học của họ có tâm trạng trung tính. Hóa
ra là não của chúng ta thật sự được sắp xếp để hoạt động tốt nhất không phải khi
ở trạng thái tiêu cực hoặc thậm chí
trung lập, mà là khi tích cực.
Vì vậy, hãy suy nghĩ ít hơn một chút về mặt quản lý
công việc và thêm một chút về quản lý tâm trạng của bạn.
Vậy bước đầu tiên để quản lý tâm trạng của bạn sau
khi bạn thức dậy là gì?
2) Không kiểm tra Email vào buổi sáng
Với một số người việc này là hoàn toàn quái dị. Nhiều
người không thể tưởng tượng được cái cảnh thức dậy mà không ngay lập tức kiểm
tra email hoặc các tin tức phản hồi từ mạng xã hội.
Tôi đã phỏng vấn một số người rất hiệu quả
và không một ai nói rằng "Hãy dành thời gian nhiều hơn cho thư điện tử."
Tại sao kiểm tra email vào buổi sáng là một tội
trọng? Vì bạn đang đặt mình vào tâm thế phản ứng.
Một email được gửi đến và đột nhiên bạn dành những giờ
tốt nhất của bạn cho mục tiêu của người khác, không phải của bạn.
Bạn không có kế hoạch và không đặt ra các ưu tiên cho
một ngày làm việc mà đang để cho các mục tiêu bị bắt cóc bởi bất cứ ai ngẫu
nhiên quyết định nhảy vào hộp thư của bạn.
Đây là cách của Tim:
...
Bất cứ khi nào có thể, không kiểm tra email trong một hoặc hai giờ đầu trong
ngày. Đó là chuyện khó mà tưởng tượng được với một số người. "Làm
sao tôi có thể làm như vậy chứ? Tôi cần phải kiểm tra email để có được những
thông tin cần thiết để làm một hay hai việc quan trọng nhất trong danh sách các
việc phải làm của tôi? "
Bạn
sẽ ngạc nhiên vì thường thường không phải vậy. Bạn có thể vào email để
hoàn thành 100% những việc quan trọng nhất phải làm. Thế nhưng bạn có thể hoàn
thành tới 80 hoặc 90% số việc đó trước khi vào hòm mail để làm cho bộ não nhỏ
bé của bạn chỉ chực nổ tung vì kích động bởi hưng phấn, đờ đẫn hay lo âu bởi
stress? Thế đấy.
Nghiên cứu cho thấy email:
-
Làm cho bạn trở nên căng thẳng
-
Có thể biến bạn thành một kẻ ngớ ngẩn.
-
Có thể gây nghiện hơn cả rượu và
thuốc lá .
-
Và kiểm tra email thường xuyên là tương
đương với việc làm giảm chỉ số IQ của bạn đi 10 điểm.
Vậy đó có phải là thứ bạn thực sự muốn để bắt đầu một
ngày của bạn?
Tuyệt vời, vậy là bạn biết những gì không nên làm. Tuy
nhiên, một câu hỏi lớn hơn xuất hiện: vậy bạn nên làm gì?
3) Trước khi bạn cố gắng làm điều đó nhanh hơn, hãy
tự hỏi có cần phải làm điều đó hay không
Tất cả mọi người sẽ hỏi: "Tại sao lại không thể
làm được tất cả mọi thứ?" Nhưng câu trả lời thì cực dễ dàng:
Bạn đang làm quá nhiều thứ.
Muốn hiệu quả hơn? Đừng hỏi làm thế nào để làm
việc đó hiệu quả hơn trước khi bạn đã hỏi "Tôi có cần phải làm điều này không
vậy? "
Đây là cách của Tim:
Làm
cái gì tốt cũng không làm cho nó trở nên quan trọng. Tôi nghĩ rằng đây là
một trong những vấn nạn phổ biến nhất của các khuyến nghị tư vấn về việc quản
lý thời gian hay năng suất; họ quá tập
trung vào làm thế nào để làm mọi việc một cách nhanh chóng. Đại đa số những
điều mà mọi người làm một cách nhanh chóng thì đều không nên thực hiện làm gì.
Thật buồn cười là chúng ta phàn nàn là có rất ít thời
gian và rồi sau đó chúng ta vạch ra các ưu tiên như thể thời gian là vô tận. Thay
vào đó, hãy làm những gì là quan trọng ... và không gì khác ngoài những việc
đó.
Nhưng điều này có đúng trong thế giới thực?
Nghiên cứu cho thấy các CEO không làm được nhiều hơn
bằng cách mù quáng làm nhiều giờ hơn, họ làm được nhiều hơn khi theo sát kế hoạch
một cách cẩn thận:
Phân
tích sơ bộ từ các CEO ở Ấn Độ cho thấy doanh số bán hàng của công ty tăng lên
khi Giám đốc điều hành làm việc nhiều giờ hơn. Nhưng đáng ngạc nhiên là, mối
tương quan giữa thời gian sử dụng và đầu ra được chi phối hoàn toàn bởi số giờ
sử dụng cho các hoạt động theo kế hoạch. Lập kế hoạch không có nghĩa là thời
giờ được dùng cho các cuộc họp, mặc dù các cuộc họp với các nhân viên có tương
quan với doanh số bán hàng cao hơn;đơn thuần là thời gian mà Giám đốc điều hành
có là một nguồn lực hạn chế và có giá trị, và lập kế hoạch là làm thế nào để
phân bổ nó làm tăng các cơ hội mà nó được sử dụng theo những cách hiệu quả.
OK, vậy là bạn đã sẵn sàng. Đầu của bạn đã sáng
ra, bạn đã xua được con khỉ email khỏi lưng và bạn biết những gì bạn cần phải làm.
Bây giờ chúng ta phải đối mặt với một trong những vấn
đề lớn nhất của kỷ nguyên hiện đại: làm thế nào để bạn ngồi yên và tập trung?
4) Tập trung không là gì khác hơn là loại bỏ mọi sự
xao lãng
Ed Hallowell, cựu giáo sư tại Trường Y khoa Harvard
và là tác giả cuốn sách bán chạy BỊ XAO LÃNG nói rằng, chúng ta mắc chứng
ADD (viết tắt của Attention deficit disorder-rối loạn suy giảm chú ý-ND) được tạo
ra bởi văn hóa.
Vậy có phải cuộc sống hiện đại thường hủy hoại sự tập
trung chú ý của chúng ta không?
Không. Cái bạn hiện có thì trêu ngươi hơn, dễ dàng
truy cập, mọi thứ sáng bóng sẵn có cho bạn 24/7 nhiều hơn so với bất kỳ những
gì nhân loại đã từng có.
Câu trả lời là hãy khóa mình ở đâu đó để làm cho tất
cả các thứ nhấp nháy, xao lãng vo ve biến đi.
Đây là cách của Tim:
Tập
trung là một chức năng, trước hết và quan trọng nhất, để nhằm hạn chế số lượng
các lựa chọn mà bạn tạo ra cho mình để trì hoãn ... Tôi nghĩ rằng tập
trung thường được nghĩ đến như là một năng lực kỳ diệu. Nó không phải là một
năng lực kỳ diệu. Nó đơn giản chỉ là đặt bản thân bạn vào trong một căn
phòng bịt bông cách âm cùng với các vấn đề mà bạn cần phải làm và đóng cửa lại. Đấy
chính là nó. Mức độ mà bạn có thể tái lập và hệ thống lại, chính là chỗ mà
ở đó bạn có sự tập trung.
Cách tốt nhất để tổng hợp nghiên cứu là gì? Bạn
nghĩ sao về điều này: Mất tập trung làm cho bạn trở nên ngu ngốc.
Và một loạt những nghiên cứu cho thấy rằng cách dễ
nhất và mạnh mẽ nhất để thay đổi hành vi của bạn là thay đổi môi trường của bạn.
Cứ mỗi 20
phút là các CEO hàng đầu lại bị làm gián đoạn. Làm thế nào để họ làm được
bất cứ chuyện gì?
Bằng cách là làm việc ở nhà vào buổi sáng trong 90
phút nơi mà không ai có thể làm phiền họ:
Họ
nhận thấy rằng không một ai trong số mười hai giám đốc điều hành có thể làm việc
liên tục quá hai mươi phút mà không bị làm gián đoạn- ít nhất là không thể khi mà
họ ở văn phòng. Chỉ khi ở nhà là có một số cơ hội để tập trung. Và chỉ
có một trong mười hai người đã không ra các quyết định quan trọng, dài hạn “theo
kiểu bất chợt” và bị kẹp ở giữa các cuộc gọi điện thoại dài lê thê nhưng không
quan trọng và các vấn đề "khủng hoảng" là nhà điều hành làm việc tại
nhà vào mỗi buổi sáng trong một tiếng rưỡi trước khi đến văn phòng.
Tôi biết những gì một số bạn đang nghĩ: Tôi có những trách nhiệm khác. Các cuộc
họp đang chờ. Ông chủ cần. Vợ tôi gọi. Đơn giản là tôi không thể
trốn đi đâu.
Đấy chính là lý do tại sao bạn cần phải có một hệ thống.
5) Có một hệ thống cá nhân
Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người làm việc như điên. Bạn
biết điều gì mà không một ai trong số họ nói không?
"Tôi không hiểu làm thế nào mà tôi lại làm được
mọi việc. Tôi chỉ làm nó bay đi và cầu mong điều tốt đẹp nhất. "
Không một ai nói vậy cả. Thói quen của bạn có thể là
hình thức và khoa học hoặc mang tính cá nhân do khí chất riêng - nhưng dù là theo
cách nào thì những người làm việc hiệu quả luôn có một thói quen.
Đây là cách của Tim:
Xác
định các thói quen và các hệ thống hiệu quả hơn dựa vào kỷ luật tự
giác. Tôi nghĩ rằng kỷ luật đã được đánh giá quá cao.
Cho phép mình tùy ý chọn thực hiện những gì bạn chưa quyết định đó là việc phải làm là tự tước bỏ đi quyền của mình và tìm kiếm sự thất bại. Tôi khuyến khích mọi người phát triển thói quen để việc đưa ra quyết định chỉ áp dụng cho các khía cạnh sáng tạo nhất trong công việc của họ, hoặc là bất cứ khi nào mà tài năng độc đáo của họ bỗng dưng mách bảo.
Các hệ thống vĩ đại phát huy tác dụng bởi vì chúng làm
cho mọi việc trở nên tự động và không đòi hỏi quá nhiều sức mạnh ý chí vốn hạn hẹp
của bạn.
Chúng ta thấy gì khi chúng ta nghiên cứu một cách có
hệ thống những thiên tài vĩ đại của mọi thời đại? Hầu như tất cả đều
có thói quen cá nhân làm việc cho họ (Tác giả " Hãy cho và Nhận" Adam
Grant luôn viết vào buổi sáng trong khi Tim thì luôn luôn viết vào ban
đêm)
Làm thế nào để bạn bắt đầu phát triển hệ thống cá
nhân của riêng bạn? Hãy áp dụng tư duy theo quy tắc "80/20":
2. Số ít những hoạt động nào chắc chắn tạo ra năng suất cho bạn?
3. Sắp xếp lại lịch trình của bạn để làm nhiều hơn hạng mục thứ 1 và loại bỏ càng nhiều càng tốt hạng mục thứ 2.
6) Xác định các mục tiêu của bạn từ đêm hôm trước
Thức dậy và biết những gì là quan trọng trước khi những
thứ khẩn cấp giả hiệu trong ngày đổ xô vào cuộc sống và hộp thư của bạn gào hét
lên những mệnh lệnh mới.
Đây là cách của Tim:
Xác
định một hoặc hai việc quan trọng nhất bạn phải làm trước bữa ăn tối của ngày hôm
trước.
Tác giả sách bán chạy Dan Pink đưa ra lời
khuyên tương tự:
Thiết
lập nghi thức kết thúc. Biết khi nào phải ngừng làm việc. Cũng vậy, phải
cố gắng để kết thúc mỗi ngày làm việc theo cùng một cách. Thu dọn bàn làm việc.
Sao lưu máy tính. Lập một danh sách những gì bạn cần làm vào ngày mai.
Nghiên cứu nói rằng bạn có nhiều khả năng bám sát nếu bạn
cụ thể hóa và nếu bạn viết ra các mục tiêu của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy điều này còn có một lợi ích thứ
cấp: viết ra những gì bạn cần làm vào ngày mai sẽ làm giảm sự lo lắng sốt
ruột và giúp tận hưởng buổi tối của bạn .
Vậy làm thế nào thực hiện được tất cả việc này?
Tóm tắt
Dưới đây là 6 lời khuyên của Tim:
2. Không kiểm tra email trong buổi sáng
3. Trước khi bạn cố gắng làm điều đó nhanh hơn, hãy tự hỏi xem đó có phải là việc cần phải làm hay không
4. Tập trung không là gì khác hơn là loại bỏ các thứ gây xao lãng
5. Có một hệ thống sắp xếp công việc của riêng mình
6. Xác định mục tiêu của bạn vào đêm hôm trước
Bạn nên cố gắng cảm nhận như thế nào khi làm việc? Hãy
là bận rộn chứ không phải là vội vã. Nghiên cứu cho thấy đây là là lúc người
ta cảm thấy hạnh phúc nhất.
Tôi không thể viết bài này mà không có sự giúp đỡ của
Tim Ferriss và Adam Grant. Cả hai đã tình nguyện đóng góp thời gian rất có
giá trị của họ cho việc này.
Đối với họ thì đây có phải là một sự lãng phí thời
gian không? Bởi vì chắc chắn họ sẽ không lấy lại được những giây phút ấy.
Giúp đỡ người khác làm mất thời gian nhưng nghiên cứu
cho thấy nó làm cho chúng ta cảm thấy dường như chúng ta có nhiều
thời gian hơn. Và nó làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn .
Một khi bạn trở nên hiệu quả hơn, bạn sẽ có thêm rất
nhiều giờ để mà sử dụng. Vậy tại sao không dùng chúng để làm cho người
khác và cả chính mình nữa cảm thấy hạnh phúc hơn ?
Tháng 7/2014